CLOSE
Add to Favotite List

    NXB LÊ CƯỜNG

  • Chiều

    Chiều
    Nguyễn Xuân Huy
    LÊ CƯỜNG xuất bản 1940

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 3 VIEWS 145

    Đích cũng còn nhớ mãi hôm ấy Đích vào trường, bỡ ngỡ như con chim lạc ; đứng dưới một góc bàng, Đích nhìn những ông giáo nói chuyện với nhau cười khanh khách vui — Học trò cũ cũng xúm lại từng đám trong hàng quà, dưới hành-lan. Không có ai đứng một mình như Đích. Tự nhiên Đích thấy mình trơ trọi, hiu quạnh. Đích nghĩ đến Hiền.
    Hôm Đích mới ở quê lên, Đích cũng bỡ ngỡ như thế. Nhưng Hiền đến ngay với Đích. Rồi Hiền luôn luôn ở bên cạnh Đích. Hai con mắt Hiền sáng ngời lúc nào cũng nhìn Đích, và cái miệng Hiền cười có một chiếc răng nanh khênh nó làm cho Hiền có một thứ duyên xinh xẻo lạ. Cứ mỗi một lần Hiền nhìn Đích là Hiền lại cười. Nghĩ đến Hiền như thế Đích thấy lòng hưi xao-xuyến, xốn-xang.

  • Lan Hữu

    Lan Hữu
    Nhượng Tống
    LÊ CƯỜNG xuất bản 1940

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 19 VIEWS 12437

    môi trường phù hợp và xứng đáng. Tố Tâm đã có một số phậ­n như vậ­y, và giờ đã đến lúc chúng ta cần trả về đúng vị trí­ một tác phẩm khác, không kém phần kỳ diệu - Lan Hữu của Nhượng Tống. Đến nay, ngoài lần ra mắt năm 1940, nó mới chỉ tái xuất một lần duy nhất, tại nhà xuất bản Á Châu (Hà Nội) đầu thậ­p niên 50, vài năm sau khi Nhượng Tống qua đời.
    Lan Hữu có thể được đọc trên ba phương diện: vì nó thuậ­t lại rất trung thực một quãng đời tác giả, đây chí­nh là một tài liệu quan trọng góp cho việc tìm hiểu tiểu sử­ Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân, một tiểu sử­ mới chỉ được biết đến sơ sài, với rất nhiều chi tiết nhầm lẫn. Vì gia cảnh, Nhượng Tống phải bỏ học rất sớm vào năm mười tám tuổi, sau khi thân phụ qua đời (người cha bất đắc chí­, tuy từng là "thủ khoa thành Nam", nhưng giữa một thời kỳ lịch sử­ u tối, đã chán chường mà chết: cái chết này được thuậ­t lại rất cặn kẽ trong Lan Hữu). Vụ việc liên quan đến mấy mẫu đất gây thiệt hại lớn cho gia đình Nhượng Tống cũng được kể lại trong Lan Hữu. Đặc biệt, tác giả viết rất chuẩn xác về dòng dõi của mình: "nối dõi cái mạch thư hương của nhà tôi, truyền từ đời Lê cho đến bấy giờ". Nhượng Tống thuộc một gia đình rất thành đạt về học vấn suốt nhiều thế hệ, tiền nhân của ông từng là thầy dạy hai nhân vậ­t lớn của "thành Nam" là Nguyễn Khuyến và Trần Bí­ch San.

  • Ức Trai Thi Văn Tập
TO TOP
SEARCH